3/19/13

Làm quen với Photoshop

Màn hình làm việc

Video làm quen với Photoshop chỉ có tại dohoa247

Thanh tiêu đề chứa biểu tượng, tên chương trình và các nút [_] minimize, [-] Maximize, [x] Close. Menu bar 

Chứa các lệnh có trong phần mềm.
Options bar (Thanh thuộc tính)

Chứa các thuộc tính của công cụ hiện hành hay các hình ảnh được chọn.  
Ruler (Thước đo)

Cho phép xác định vị trí (tọa độ) của hình ảnh. Tạo các đường hướng dẫn (Guides) bằng cách click & drag từ thanh thước dọc hay ngang. 
 Startus bar (Thanh trạng thái)

Chứa các trang thái hiện tại của phần mềm (Đang save, tỷ lệ màn hình,…).  
Scrool bar (Thanh cuộn)

Cho phép cuộn màn hình theo chiều ngang hay chiều dọc.  
Active image area (Vùng ảnh)

Vùng chứa hình ảnh cho phép in. Để ẩn hay thể hiện các thanh công cụ bạn hãy chọn tên của nó trên menu Window.  
Menu view (Các chế độ xem ảnh)
Photoshop cho phép xem ảnh với nhiều tỷ lệ khác nhau (từ 0.26% đến 1600%) giúp cho việc xem và xử lý các chi tiết của ảnh được chính xác hơn.

Zoom in (Ctrl+ ‘+’) : Phóng to.

Zoom out (Ctrl+ ‘-’ ) : Thu nhỏ.

Fit on Screen (Ctrl+’0’) : Vừa màn hình.

Actual Pixel (Ctrl+Alt+0) : Tỷ lệ 1:1.

Print Size : Kính thước in.

Rulers (Ctrl+R) : Hiển thị | Ẩn thanh thước.

Snap (Ctrl+Shift+’;’) : Bật tắt chế độ bắt điểm.

Clock Guides : Khóa | Bỏ khóa các đường Guides.

Công cụ zoom


Phóng to hình ảnh.
Chọn công cụ Zoom Tool (Z) à Vẽ vùng cần xem ảnh để phóng to.

 Mở rộng màn hình làm việc


Có thể sử dụng các phím tắt sau đây để mở rộng màn hình làm việc của photoshop:
F : Mở rộng màn hình làm việc.
Tab : Ẩn | Hiển thị thanh công cụ và các bảng Palettes.
Shift+Tab : Ẩn | Hiển thị các bảng Palette (Thanh công cụ vẫn giữ).
Space (Hand tool) : Cho phép di chuyển vùng làm việc bằng cách ấn phím Space > click & Drag để di chuyển vị trí của vùng nhìn.
Chú ý: Các phím tắt của photoshop giống với nhiều phần mềm ứng dụng khác của Adobe.

Tools (Thanh công cụ)

Chứa các công cụ cho phép tạo, chọn lựa và chỉnh sửa hình ảnh.
Selection tools: Nhóm công cụ chọn đối tượng.
Crop and Slice tools: Công cụ xén ảnh và chia cắt hình ảnh hỗ trợ trong thiết kế giao diện web.
Painting Tools: Nhóm công cụ vẽ và tô màu cho ảnh.
Viewing tools: Nhóm công cụ xem ảnh
Phân biệt ảnh vector và ảnh bitmap
 Ảnh bitmap hay còn được gọi là ảnh mành (Raster) được tạo nên bởi tập hợp các phần tử ảnh (Picture element) viết tắt là pixel. Mỗi pixel là một điểm ảnh hình vuông và có một màu. Khi chỉnh sửa các ảnh bitmap là các bạn sẽ tác động lên một nhóm các pixel trong vùng chọn (Selection) hiện hành chứ không phải tác động lên các đối tượng riêng lẽ.
Số pixel trên ảnh càng cao thì hình ảnh càng mịn và sắc nét. Số điểm ảnh trên một đơn vị đo được gọi là độ phân giải của ảnh (Resolution). Đơn vị của độ phân giải là ppi (Pixel per inch) hay dpi (Dot per inch).

Chú ý: Đồ họa bitmap phụ thuộc vào độ phân giải của hình ảnh nghĩa là mỗi ảnh bitmap chỉ chứa cố định 1 số lượng pixel. Như vậy ảnh có thể bị mất độ chi tiết và thể hiện các biên lởm chởm, răng cưa khi bạn phóng lớn ảnh trên màn hình hoặc in ra ở độ phân giải thấp. Các chương trình đồ họa bitmap thông dụng hiện nay là: Photoshop, Corel Photo Paint, Photo Impact, Photo Express .v.v...

Độ phân giải của ảnh (Image Resolution)

Tổng số điểm ảnh trên 1 inch vuông được gọi là độ phân giải của ảnh, đơn vị là ppi (Pixel per inch) hay dpi (dot per inch). Ảnh có độ phân giải càng cao thì càng mịn và sắc nét. Tuy nhiên Resolution càng lớn thì dung lượng file càng lớn, gây khó khăn cho việc chỉnh sửa và lưu trữ.
Bạn đừng cố gắng tăng độ phân giải của 1 tấm ảnh có độ phân giải thấp lên độ phân giải cao (ví dụ từ 72 ppi lên 300 ppi), khi đó Photoshop sẽ dùng giải thuật nội suy (interpolation) để thêm pixel vào hình ảnh dựa trên các pixel đã có sẵn và điều này sẽ không thêm được thông tin gì mới cho ảnh cả, nó chỉ thêm pixel vào và làm cho tập tin có dung lượng lớn hơn mà thôi.
Khi quét (Scan) ảnh vào máy tính cần chú ý tăng tỉ lệ (scale) ảnh cần quét lên đúng kích thước cần in và sử dụng độ phân giải (Resolution) là 300dpi, tránh trường hợp quét ảnh ở với kích thước nhỏ sau đó dùng photoshop để định lại kích thước sẽ làm ảnh không sắc nét.

 (Hình có R:300ppi mịn và sắc nét hơn ảnh có R: 72ppi)
Các Resolution hay sử dụng:
R =72 dpi: dùng trong thiết kế Web, các ấn phẩm xem trực tiếp trên màn hình.
R =300 dpi: Dùng trong thiết kế các ấn phẩm in ấn.
R =150 dpi: dùng cho các ảnh có kích thước lớn.

Các thao tác cơ bản

Sử dụng Undo | Redo

Edit> Undo(Ctrl + Z): Hủy bỏ bước vừa thực hiện.
Edit> Step Forward (Ctrl + Shift + Z): Quay về bước vừa làm trước đó.
Edit> Step Backward (Ctrl + Alt + Z): Trở lại bước vừa undo.

Sử dụng History


Bạn có thể sử dụng bảng History để quản lý việc Undo | Redo bằng tay, thực hiện như sau:
Chọn Window > History
Chọn số bước cần Undo trong bảng History.
Mặc định số bước Undo | Redo trong photoshop là 20 bước. Để thay đổi số bước undo các bạn Thực hiện như sau:
Chọn Edit > Referency > General (Ctrl + K) và nhập vào ô History States số bước Undo\ Redo.
Chú ý: Số bước undo | Redo càng lớn thì càng tốn bộ nhớ RAM, vì vậy máy tính sẽ hoạt động chậm hơn (Số bước Undo | Redo hay sử dụng là 50).

Edit > Keyboard Shortcuts


Lệnh Keyboard Shortcuts cho phép thay đổi các phím tắt trong photoshop nhằm phù hợp với thói quen và công việc của bạn.
Lời khuyên cho bạn: không nên thay đổi các phím tắt trong phần mềm vì như thế vô tình các bạn sẽ tự làm khó mình khi muốn tíếp cận với những phần mềm ứng dụng khác. Vậy hãy nói “không” với việc thay đổi các phím tắt.
Thay đổi thuộc tính của file ảnh
Image > image size (Alt+I+I)
Lệnh Image size cho phép bạn xem và thay đổi kích thước của file ảnh. Bạn có thể xác lập các tham số sau:
Document size:
Width: Chiều rộng của ảnh.
Height: Chiều cao của ảnh.
Resolution: Độ phân giải của ảnh.
Scale Style: Thay đổi tỷ lệ hiệu ứng theo kích thước ảnh.

Image > Canvas size 

Cho phép mở rộng vùng nền mà không làm thay đổi kích thước của hình ảnh. Vùng ảnh mở rộng sẽ có màu trùng với màu background.

Crop tool (C)


Crop tool cho phép cắt xén hình ảnh theo đúng kích thước và loại bỏ phần ảnh không mong muốn.
 Photoshop sử dụng hai phương án sau để cắt xén hình:

Cách 1:


Cắt cúp ảnh sử dụng lệnh Crop.
Thực hiện:
Tạo vùng chọn bằng công cụ Rectangular Marquee Tool.
Image > Crop, cách làm này sẽ giữ nguyên độ phân giải của ảnh gốc.

Cách 2:


Cắt cúp ảnh sử dụng công cụ Crop.
Thực hiện:
b1. Chọn công cụ Crop trên thanh công cụ.
b2. Thiết lập thuộc tính trên thanh Options (Trên thanh Option bên dưới tôi đang Crop ảnh theo kích thước 10x15cm).
 Width : Chiều rộng của ảnh.
Height : Chiều Cao của ảnh.
Resolution : Độ phân giải của ảnh.
Front Image : Crop theo kích thước của ảnh.
Clear : Xóa các thông số đã thiết lập.
b3. Click & Drag bao lấy phần hình ảnh bạn muốn giữ lại.
Điều chỉnh vùng cần cắt cúp và nhấn Enter để kết thúc.
Để hủy bỏ lệnh cắt cúp bạn nhấn ESC. Với công cụ Crop, bạn có thể thiết lập kích thước và độ phân giải theo ý muốn.

Thực hành cắt hình cho in ảnh thẻ 4x6cm

Bước 1: Mở file ảnh
Bước 2: Crop ảnh với size 3.5x4.5 cm

Chọn công cụ Drop tool (C) è Set thuộc tính như hình è vẽ vùng chọn trên ảnh è Nhấn phím Enter.
Nhấn phím ‘D’ è set background màu trắng è chọn Image / Canvas Size è set như hình để tạo viền cho ảnh.

Làm việc với file

Tạo file mới


Trước khi thiết kế một ấn phẩm, các bạn cần tạo file mới phù hợp với nhu cầu in ấn hay xuất bản để bắt đầu công việc của mình.
Chọn File > New (Ctrl + N).
Xác lập các tham số cho file mới.

Resolution : xác lập độ phân giải của file ảnh.

Color Mode : chọn mode màu cho file mới. Tùy theo mục đích công việc có thể chọn các mode sau:

CMYK color : mode 4 màu dùng trong in offset.

RGB color : dùng trong thiết kế ảnh, thiết kế web.

Grayscale : khi thiết kế ảnh trắng đen.

Background : chọn màu nền cho file mới

Mở file


Lệnh Open cho phép mở file ảnh đã có, Photoshop mở các định dạng ảnh: *.Jpg, *.TIFF, *.Gif, *.Psd,…
Chọn File > Open (Ctrl + O).
Chọn các tham số để mở file.
Look in: chọn thư mục chứa file.
File name: nhập tên file cần mở.
File of type: chọn định dạng của file (nên chọn All Format).
Chọn open để mở file.

File > Revert (F12)

Trả về tập tin đã lưu lần cuối cùng.
File > Save (Ctrl+S)
Cho phép lưu file.
Định dạng chuẩn trong photoshop là *.PSD và *.TIFF.
Trong quá trình làm việc cần lưu ý thường xiên lưu file để tránh tình trạng mất dữ liệu khi có sự cố đứng máy hay cúp điện đột xuất.
File > Save As (Ctrl+Shift+S)

Lưu tập tin với tên mới hoặc định dạng mới.
Lệnh này được sử dụng khi bạn không muốn lưu những chỉnh sửa của mình đè lên file cũ.
File > Save for web (Ctrl+Shift+Alt+S)
Lệnh lưu này cho phép các bạn tối ưu hóa hình ảnh khi đưa nó lên web. Hình ảnh sẽ được chuẩn hóa về màu sắc và dung lượng đảm bảo cho việc xem ảnh trên các trình duyệt web.
Chọn định dạng file
*.jpg à File ảnh minh họa cho sản phẩm, tin tức.
*.Gif à Ảnh động, button cho web.
*.Png à Ảnh minh họa, button cho web.
File > Browse In Bridge… (Ctrl+Alt+O)
Đây là trình duyệt file giống với trình Window Exploer của Window XP, cho phép duyệt ảnh trước khi mở chúng.
Điểm mạnh của Browse là duyệt ảnh nhanh và cho phép xem ảnh với kích thước khung nhìn lớn.

Mở file nhanh với My Computer

Mở My Computer song song với Photoshop.
Chọn các file cần mở: giữ Ctrl + Click chọn các file cần mở.
Kéo thả các file đã chọn vào màn hình photoshop để mở.

File > Place


Để nhập một file văn bản hay hình ảnh (*.EPS, *.TIFF,...) vào file ảnh hiện hành, (photoshop không nhập file *.PSD).
File > Print (Ctrl+P)

In file hình ảnh ra máy in.

Thực hiện:


Mở file ảnh cần in. Chọn File > Print... (Ctrl+P) và xác định các tham số cho lệnh in.
Name: Chọn máy in cần in.
Properties: Xác lập các tham số cho máy in.
Number of copies: Xác lập số bản in.