This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

4/15/13

Tạo hình trong Corel

Mục tiêu

Sử dụng các công cụ tạo hình cơ bản.
Sử dụng các công cụ tạo hình tự do.
Hiệu chỉnh các đối tượng trong Corel.


Sử dụng Pick Tool (Space)

Chọn đối tượng 

Để hiệu chỉnh các đối tượng hay văn bản, trước hết các bạn phải đảm bảo rằng các đối tượng đó phải đang được chọn. Trong Corel các bạn sẽ chọn các đối tượng bằng công cụ Pick Tool.
Pick Tool là công cụ đa năng cho phép các bạn chọn và Transform các đối tượng (Các thao tác transform: Thay đổi kích thước, xoay, lật, di chuyển, kéo xiên).

Thực hiện:

Chọn 1 đối tượng: Click vào các đối tượng cần chọn.
Chọn nhiều đối tượng: có nhiều cách.
• Ctrl+A: Chọn tất cả các đối tượng có trong ấn phẩm.
• Ấn giữ phím shift và click vào các đối tượng muốn chọn




• Click & Drag chuột để tạo vùng chọn hình chữ nhật bao lấy các đối tượng muốn chọn.

Di chuyển đối tượng

1. Chọn các đối tượng cần di chuyển bằng công cụ Pick tool.
2. Click & Drag để di chuyển đối tượng đến vị trí mới, trong lúc di chuyển có thể kết hợp với các phím nóng trên bàn phím.
Ctrl: Di chuyển thẳng hàng.
Click phải chuột: Copy.
Ctrl+R (Edit > Repeat...): Lặp lại thao tác vừa thực hiện.

Thay đổi kích thước của đối tượng

1. Chọn các đối tượng bằng công cụ Pick tool.

2. Di chuyển con trỏ đến các vị trí đặc biệt của đối tượng, khi con trỏ biến thành mũi tên hai chiều hãy Click & Drag để thay đổi kích thước cho đối tượng. Trong lúc thay đổi kích thước có thể kết hợp với các phím nóng sau:
•  Shift: Thay đổi kích thước đều từ tâm.
•  Click phải chuột: Copy đối tượng.
•  Ctrl và di chuyển con trỏ ngang qua đối tượng: Cho phép lật đối xứng.
•  Ctrl+R (Edit > Repeat...): Lặp lại thao tác vừa thực hiện.

Xoay và kéo nghiên đối tượng

1. Chọn các đối tượng bằng công cụ Pick tool.
2. Click vào các đối tượng được chọn một lần nữa để làm xuất hiện các biểu tượng xoay và kéo nghiên như hình bên bưới.


3. Di chuyển con trỏ đến các vị trí đặc biệt của đối tượng, khi con trỏ biến đổi hãy Click & Drag để xoay hay kéo xiên đối tượng. Trong lúc xoay hay kéo nhiêng có thể kết hợp với các phím nóng sau:
• Shift: Xoay hay kéo nghiên đối tượng theo góc 15, 30, 45 đô,...
• Click phải chuột: Copy đối tượng.
• Ctrl+R (Edit > Repeat...): Lặp lại thao tác vừa thực hiện.

Phương pháp tạo hình trong Corel

Để thiết kế một ấn phẩm, các bạn phải bắt đầu với các hình ảnh cơ bản. Để tạo hình các bạn tiến hành theo các bước sau:
1. Chọn công cụ tạo hình.
2. Click & Drag tại vị trí muốn vẽ hình.
3. Click chọn Pick Tool để chọn đối tượng và tiến hành hiệu chỉnh thuộc tính cho chúng (Về màu đường viền (Outline), Màu bên trong đối tượng (Fill color), thuộc tính của đường viền (Outline Options),...).
• Click chuột vào ô màu: Cho phép tô màu Fill.
• Click trái vào ô màu: Cho phép tô màu cho Stroke.
• Click vào ô [X]: Trên bản màu cho phép bỏ màu tô tương ứng vớ Fill và Stroke.
• Phím F12: Thay đổi thuộc tính và màu cho Stroke (Stroke Option).
• Phím Shift+F11: Chọn màu cho Fill.
• Phím F11: Tô màu chuyển sắc cho Fill.

Các công cụ tạo hình cơ bản


Rectangle tool (F6) |

 Công cụ tạo hình chữ nhật hay hình vuông.

Thao tác thực hiện:

1. Chọn công cụ trên Tool Box.
2. Click & Drag tại vị trí muốn tạo hình. Trong lúc vẽ các bạn có thể sử dụng các phím nóng trên bàn phím để vẽ hình nhanh và chính xác hơn:
• Ctrl : Vẽ hình vuông.
• Shift : Vẽ hình xuất phát từ tâm.
• Ctrl+Shift : Vẽ hình vuông xuất phát từ tâm.
3. Click chọn công cụ Pick Tool để chọn đối tượng và hiệu chỉnh các thuộc tính của hình chử nhật trên thanh thuộc tính (Properties).

 Ellipse tool (F7)

Công cụ vẽ hình tròn, hình oval hay hình cung.

Thao tác thực hiện:

1. Chọn công cụ ellipse Tool trên Tool Box hay nhấn phím F7.
2. Click & Drag tại vị trí muốn tạo hình. Trong lúc vẽ các bạn có thể sử dụng các phím nóng trên bàn phím để vẽ hình nhanh và chính xác hơn:
• Ctrl: Vẽ hình tròn.
• Shift: Vẽ hình xuất phát từ tâm.
• Ctrl+Shift: Vẽ hình tròn xuất phát từ tâm.
3. Click chọn công cụ Pick Tool để chọn đối tượng và hiệu chỉnh các thuộc tính của hình  trên thanh thuộc tính (Properties).

 Basic Shape

Công cụ tạo hình cơ bản từ thư viện các hình ảnh có sẵn.

Thao tác thực hiện:

1. Chọn công cụ Basic Shape trên Tool Box.
2. Click chọn các kiểu đối tượng cơ bản có trên Properties Bar.
3. Click & Drag tại vị trí cần tạo hình, có thể sử dụng các phím nóng như các công cụ tạo hình khác.

4. Click chọn công cụ Pick Tool để chọn đối tượng và hiệu chỉnh các thuộc tính của hình  trên thanh thuộc tính (Properties).
Nhóm công cụ Polygon

Nhóm công cụ cho phép vẽ hình đa giác, hình sao, hình đa giác phức tạp, vẽ ô tập và hình xoắn ốc.
Polygon tool (Y) |


 Vẽ hình đa giác, đây là công cụ đặc biệt cho phép các bạn tạo nhiều dạng hình ảnh phức tạp chỉ với vài cái click chuột.

Thao tác thực hiện:

1. Chọn công cụ Polygon Tool trên Tool Box hay nhấn phím Y.
2. Click & Drag tại vị trí muốn tạo hình. Trong lúc vẽ các bạn có thể sử dụng các phím nóng trên bàn phím để vẽ hình nhanh và chính xác hơn:
• Ctrl: Vẽ hình tròn.
• Shift: Vẽ hình xuất phát từ tâm.
• Ctrl+Shift: Vẽ hình tròn xuất phát từ tâm.
3. Click chọn công cụ Pick Tool để chọn đối tượng và hiệu chỉnh các thuộc tính của hình  trên thanh thuộc tính (Properties).
 Xác định số đỉnh cho hình đa giác.
Chú ý: Để hiệu chỉnh hình dạng của đa giác các bạn hãy sử dụng cộng cụ Shape Tool (F10).
Nhóm công cụ tạo hình tự do
Freehand Tool (F5)


Công cụ Freehand tool cho phép vẽ các đoạn thẳng hay các đường dẫn tự do giống như vẽ phát thảo.
Để vẽ đường thẳng các bạn chỉ cần click chuột tại điểm bắt đầu và điểm kết thúc của đoạn thẳng. (Kết hợp với phím Ctrl để vẽ các đoạn thẳng song song với trục x, y hay tạo các góc 30,45 độ so với trục x).
Để vẽ hình tự do theo dạng phát thảo các bạn hãy Click & drag chuột tại vị trí cần tạo hình.
Bezier Tool (F5)
 

Cho phép vẽ các đoạn thẳng liên tục, các đường gấp khúc, hay điều chỉnh các đường dẫn trong lúc vẽ. Đây là công cụ quan trọng trong việc tạo hình của tất cả các phần mềm đồ họa.

Thao tác thực hiện:

Chọn công cụ Bezier Tool.
Click để xác định điểm đầu tiên.
Click & Drag tại vị trí thứ 2 và hiệu chỉnh chúng.
Artistic Media Tool (I)

Công cụ tạo hình dựa vào các hình ảnh có sẳn trong Corel.

Thao tác thực hiện:

1. Chọn công cụ Artistic Media Tool.
2. Chọn dạng nét cọ trên thanh Options bar.
3. Click & Drag tại vị trí cần tạo hình.

Artistics Option: 


Ví dụ:
 

Shape Tool (F10)

Cộng hay xóa điểm được chọn.


Nối hay tách điểm được chọn.

Thay đổi thuộc tính của đoạn (Đoạn thẳng hay đoạn cong).

Thay đổi thuộc tính của điểm.


Nối các điểm đặc biệt trên Path.

Câu hỏi luyện tập

1. Trình bày các thao tác tạo hình trong Corel.
2. Trình bày cách hiệu chỉnh path trong Corel.
3. Các phím tắt sau có tác dụng gì trong việc tạo hình:
a. Phím Shift:       
b. Phím Alt: 
c. Phím Ctrl:         
d. Phím Shift+Ctrl:
4. Cho biết các tính năng tạo hình đặc biệt của công cụ polygonal Tool, hãy cho ví dụ minh họa.
5. Thực hành tạo một số hình ảnh cơ bản, logo, name card,...







4/10/13

Các thao tác cơ bản trong Corel

Mục tiêu

Cách định dạng file tài liệu phù hợp.

Cách nhập và xuất file trong Corel.

Các thao tác quan sát ấn phẩm. Làm việc với file tài liệu

File > New (Ctrl+N)
Tạo file mới.

Thao tác thực hiện:

1. Ctrl+N (File > New).

2. Layout > Page setup > Chọn các thông số cho phù hợp với ấn phẩm cần thiết kế.

• Chọn hướng giấy: Portrait (Trang giấy đứng) - Landscape (Trang giấy nằm ngang).
• Paper: Xác định trang giấy theo chuẩn có sẵn (A4, A3, A2,...).
• Width & Height: Xác định chiều rộng và chiều cao.
File > Open (Ctrl+O)



 Mở các ấn phẩm được lưu.

Look in: xác định đường dẫn chứa file đã lưu.
• Hãy click vào file cần mở và chọn Open.
File \ Save (Ctrl+S)
Lưu file vào ổ đĩa hay lưu lại ấn phẩm đã hiệu chỉnh
Save in: xác định đường dẫn chứa file.
File name: nhập tên file cần lưu.
Save as type: chọn kiểu file.
Version: chọn phiên bản phù hợp khi phải chuyển file đến máy tính khác.
• Chọn save để lưu.
Chú ý:  File> Save as cho phép lưu file với tên mới. Sử dụng lệnh save as khi các bạn muốn lưu file vào vị trí mới hoặc chuyển file sang máy tính khác.
File > Import (Ctrl+I)
Nhập các file dữ liệu vào tài liệu hiện hành. (Đối với các file hình ảnh phải sử dụng lệnh Import, Corel không cho phép Open các file ảnh bitmap).
Look in: xác định đường dẫn chứa file đã lưu.
Double click vào file cần nhập.
File > Export (Ctrl+E)
Xuất file sang các định dạng khác. Corel có thể xuất sang nhiều định dạng chuẩn khác nhau (*.TIFF, *.JPG, *.Gif,...).
Ví dụ:
Xuất file Corel (*.Cdr) sang định dạng Bitmap để có thể chỉnh sửa trong phần mềm Photoshop.
Thao tác thực hiện:
1. File > Open > Chọn File cần mở.
2. File > Export > thiết lập các định dạng cho file xuất.


Save in: Xác định đường dẫn chứa file xuất.
•   File name: Nhập tên file.
File of type: Chọn định dạng cho file cần xuất (*.Jpg, *. TIFF, *. Gif,…).
Selected only: Chỉ xuất các đối tượng được chọn.

Xem đố tượng trong tài liệu

Di chuyển vùng nhìn

1. Click chọn công cụ Hand  hoặc nhấn phím H trên bàn phím.
2. Click & drag trên màn hình để di chuyển vùng làm việc.
Phóng to, thu nhỏ vùng làm việc
Việc thu nhỏ, phóng to màn hình làm việc cho phép các bạn hiệu chỉnh các đối tượng được chính xác hơn. Trong corel các bạn có thể sử dụng các phím sau để thu nhỏ, phóng to màn hình làm việc.
Sử dụng công cụ Zoom



 Tỷ lệ xem ảnh (nhập trực tiếp từ bàn phím).

  Z (Zoom in): Công cụ phóng to màn hình làm việc.

 F3 (Zoom out): Thu nhỏ vùng làm việc.

Shift+F2 (Zoom to selection): Phóng các đối tượng được chọn vừa màn hình.

 F4  (Zoom to All Object): Đặt các đối tượng có trên ấn phẩm vừa màn hình.

 Shift+F4 (Zoom to Page): Đặt trang giấy vừa màn hình.

 
Zoom to Page Width: Đặt trang giấy theo trục ngang vừa màn hình.

 Zoom to Page Height: Đặt trang giấy theo trục dọc vừa màn hình.

   F9 (View > Full Screen Preview) : Hiển thị đầy màn hình.
Sử dụng menu Edit


Edit > Undo (Ctrl+Z)
Hủy bỏ các thao tác vừa thực hiện sai.
Edit > Redo (Ctrl+Shift+Z)
Lấy lại các bước vừa undo.
Edit > Copy (Ctrl+C)
Sao chép các đối tượng được chọn vào trong bộ nhớ tạm (Clipboard), đối tượng được copy không mất đi.
Edit > Cut (Ctrl+X).
Cắt các đối tượng được chọn vào trong bộ nhớ tạm (Clipboard), đối tượng được cut sẽ mất đi.
Edit > Paste (Ctrl+V)
Dán các đối tượng được lưu trong clipboard vào giữa màn hình làm việc sau khi đã dùng lệnh copy hay cut.
Edit > Delete (Delete)
Xóa các đối tượng được chọn.
Edit > Insert Barcode
Cho phép tạo mã vạch.

Thao tác thực hiện:

1. Chọn Edit > Insert Barcode.
2. Chọn các tham số theo hướng dẫn của phần mềm.
3. Xoay, lật, liên kết, nhóm các đối tượng

Thao tác thực hiện:

1. Chọn đối tượng.
2. Click vào các nút lệnh cần thực hiện trên thanh Properties.

• Rotate                      : Xác định góc xoay cho đối tượng được chọn.
• Mirror                       : Lật đối xứng các đối tượng theo trục X, Y.
• Combile (Crl+L)       : Liên kết các đối tượng được chọn lại thành 1 (phần giao của chúng sẽ rỗng).
• Group (Ctrl+G)        : Nhóm các đối tượng được chọn.
• Ungroup (Ctrl+U)    : Hủy nhóm.
• Ungroup All              : Hủy tất cả các nhóm.
* Arrange > Group | Ungroup (Ctrl+G | Ctrl+U)
Nhóm | hủy nhóm các đối tượng được chọn.
* Arrange > Clock | unclock all
Clock: Khóa các đối tượng được chọn | Unlock Object: Bỏ khóa cho các đối tượng được chọn.
Câu hỏi luyện tập
1. Tại sao bạn cần định dạng file tài liệu mới ? Các tham số nào bạn cần quan tâm khi tạo file mới ?
2. Khi nhập file vào tài liệu hiện hành, bạn cần lưu ý những đặc điểm nào ?
3. Tại sao phải xuất file ? Hãy xuất file tài liệu của bạn sang định dạng bitmap (*. Jpg).
4. Khi nào bạn cần xuất file ? Khi nào bạn cần nhập file ?
5. Để xuất file từ Corel sang Photoshop bạn phải làm như thế nào ?
6. Tạo file tài liệu và thiết lập các tham số phù hợp theo yêu cầu thiết kế Name Card, Poster, Leaflet,...
7. Thực hiện các thao tác quan sát màn hình trong Corel.


4/5/13

Sử dụng màu trong Photoshop

Mode màu



A-C. Mode RGB color: sử dụng trong các thiết bị điện tử.

D. Mode CMYK color: Sử dụng trong các thiết bị in ấn.

Mode Bitmap


Loại ảnh bitmap là ảnh chỉ có hai màu đen và trắng. Trong ảnh bitmap, những Options sửa chữa của photoshop không thể thực hiện được, như vậy nó phải được chỉnh sửa từ khi ảnh còn là grayscale. Ảnh bitmap có dung lượng nhỏ gấp nhiều lần các mode ảnh khác.
Mode bitmap được sử dụng trong xuất film cho các kỹ thuật in công nghiệp (Offset, Helio,...).
Mode Grayscale
Ảnh Grayscale theo cách nói của người Việt là ảnh trắng đen, là dạng ảnh 8 bit nó gồm 256 màu chuyển từ đen đến trắng. Khi một hồ sơ ảnh màu chuyển sang dạng này tất cả thông tin về màu sẽ bị xóa khỏi hồ sơ.
Ảnh Gray được sử dụng trong nhiếp ảnh ngày xưa, hiện tại vẫn được sử dụng cho một số dạng ảnh nghệ thuật.

Mode CMYK





CMYK : Cyan – Meganta – Yellow – Black.
Là dạng ảnh được cấu tạo từ 4 kênh màu phối hợp, gồm:
Cyan: Màu xanh lam.
Magenta: Màu hồng cánh sen.
Yellow: Màu vàng tươi.
Black: Màu đen.
Mode CMYK được ứng dụng trong việc thiết kế các ấn phẩm in ấn.
Thông số của hệ màu này là 100%.

Mode RGB  

RGB : Red – Green – Blue.

Ảnh Mode RGB là mode căn bản trong photoshop. Loại ảnh này có hơn 16,7 triệu màu có thể quan sát và điều chỉnh theo từng kênh màu đỏ (Red), xanh lá (Green) và Xanh da trời (Blue), những kênh màu này gọi là channel. Trong ảnh này có 3 kênh Red, Green và Blue.
Mode RGB được sử dụng trong việc thiết kế các ấn phẩm hiển thị trên màn hình, thiết kế web, và thiết kế trong in kỹ thuật số.
Thông số của hệ màu này là 255.
Tô màu trong photoshop
Tô màu đơn sắc

Thực hiện:

Set màu cho Foreground & Background bằng cách Double vào biểu tượng Foregound hoặc Background.
 Foreground: Black – Background: White


A : Chọn mẫu màu.
B : Màu cũ.
C : Cảnh báo màu ngoài Gamut không in được.
D : Cảnh báo màu không sử dụng được trong thiết kế web.
: Màu dùng trong thiết kế web.
G : Trường màu tối.
H : Tông màu.
I : Thông số màu.

Hoặc chọn màu bằng bảng màu F5

 

 Tạo Layer mới.
Tô màu.
Alt +Delete: Tô màu Foreground.
Ctrl + Delete: Tô màu Background.
Hoặc sử dụng lệnh Edit > Fill để tô màu.


Use: Chọn màu tô (Foreground hay Background).
Blending: Chọn chế độ hòa trộn khi tô màu.
Opacity: Độ trong suốt của màu tô.

Tô màu chuyển sắc

Để tô màu chuyển sắc các bạn Thực hiện theo các bước sau:
Layer > New > Layer (Ctrl+Shift+N): Tạo Layer mới.
Chọn công cụ Gradient Tool (G) : Chọn công cụ tô màu chuyển sắc.
Chọn mẫu màu trên thanh Options.

Chọn mẫu màu.
Chọn kiểu tô màu.
Mode: Kiểu trộn màu khi tô.
Opacity: Độ trong của màu tô.
Reverse: Đảo màu tô.
Click & Drag trên vùng ảnh cần tô màu.
Tạo đường viền (Stroke)
Tô màu cho đường viền cho vùng chọn hiện hành.

Thực hiện:

Tạo vùng chọn cần tô stroke.
Edit > Stroke.

Width: Độ lớn của stroke.
Location: Vị trí của stroke so với vùng chọn.
Opacity: Độ trong suốt.
Chú ý: Khi tô màu Fill hay Stroke các bạn nên tô trên layer mới giúp cho việc chỉnh sửa không làm ảnh hưởng đến hình ảnh trên các layer khác.

Menu Edit

Edit > Copy (Ctrl+C)
Copy hình ảnh trong vùng chọn hiện hành và lưu vào Clipboard.
Edit > Paste
Dán hình ảnh trong Clipboard vào file ảnh (Ảnh dán được chứa trên layer mới).
Khi dán ảnh bằng lệnh Paste, ảnh sẽ được dán giữa màn hình làm việc.
Edit > Paste info (Ctrl+Shift+V)
Dán hình ảnh trong Clipboard vào vùng chọn hiện hành, phần ảnh thừa bên ngoài vùng chọn sẽ bị che khuất.

Sử dụng mẫu tô pattern

Trong các phần mềm đồ họa, để tô các mẫu màu có sự lặp lại người ta thường sử dụng mẫu tô Pattern.
Để tô màu theo mẫu tô hãy Thực hiện như sau:

Tạo Layer mới.
Edit > Fill và chọn các tham số phù hợp.
Use: Chọn pattern.
Custom Pattern: Chọn mẫu Pattern cần tô.
Mode: Normal.
Opacity: 100%.
Ok

Cân bằng ánh sáng cho ảnh

Image > Adjustment > Level (Ctrl+L)
Cho phép cân bằng ánh sáng cho ảnh, áp dụng cho trường hợp ảnh chụp trong điều kiện thiếu hoặc thừa ánh sáng.

Channel: hể hiện các kênh màu.
Input Levels: Tăng giảm tông độ sáng, tối cho ảnh .
Output Levels: Tăng giảm độ bão hòa giữa màu ảnh và màu Tamut .
Ví dụ cân bằng ánh sáng cho ảnh.

Image > Adjustment > Auto Levels (Ctrl+Shift+L)

Chỉnh độ sáng tối tự động.

Lệnh Auto Level có tác dụng tốt đối với các ảnh chủ đề rõ.
Image > Adjustment > Auto Contrast (Ctrl+Shift+Alt+L)
Chỉnh độ bão hòa giữa màu ảnh và màu Gamut một cách tự động.
Image > Adjustment > Curver (Ctrl+M)
Chỉnh độ sáng tối, độ tương phản theo dạng đường cong đồ thị.
Lệnh này làm cho ảnh sáng và có độ tương phản cao.

Thực hiện :

Chọn ảnh hoặc layer.
Chọn lệnh curves.
Click lên đồ thị tạo nút.
Drag chuột tạo độ cong đồ thị để chỉnh ánh sáng trên ảnh.
OK.
Brightness | Contrast

Điều chỉnh độ sáng tối và độ tương phản cho ảnh.
Brightness : Chỉnh độ sáng, tối trên ảnh.
Contrast : Chỉnh độ tương phản cho ảnh.

Các lệnh chỉnh màu

Photoshop cung cấp nhiều lệnh chỉnh màu rất hiệu quả trong việc cân bằng màu sắc và chỉnh màu cho ảnh.
Đối với photoshop khả năng chỉnh màu là vô hạn, đều quan trọng ở đây là người sử dụng phải có cái nhìn thật tin tường về màu sắc và ánh sáng.
Trước khi tiếng hành chỉnh sửa màu cho ảnh các bạn phải đảm bảo các điều kiện sau:
Mode màu của ảnh phải là mode RGB hay CMYK color. (Image > Mode > RGB color)
Phải tạo vùng chọn phù hợp với vùng ảnh cần chỉnh màu.
Phải đảm bảo bạn đang chọn đúng Layer muốn chỉnh sửa.

Color Balance (Ctrl+B)

Là phương pháp cân bằng màu sắc. Thay đổi màu nhưng không thay đổi hoàn toàn tông màu.

Thực hiện :

Di chuyển các nút tam giác trên 3 thanh trượt để xác định màu phù hợp, hoặc có thể nhập giá trị số vào 3 hộp color levels.
Shadows: Cân bằng trên vùng bóng tối.
Midton: Cân bằng trên vùng trung bình.
Highlights: Cân bằng trên vùng sáng.
Image> Adjustment > Hue | Saturation
Thay đổ tông màu cho ảnh.

Edit : Chọn các kênh màu cần chỉnh.
• Hue : Xác định tông màu cho ảnh.
• Saturation : Tăng hay giảm sắc độ của màu.
• Lighness : Xác định độ sáng tối cho kênh màu trên ảnh.
• Colorize : Chuyển ảnh về ảnh 1 tông màu, hay chuyển ảnh trắng đen sang ảnh 1 tông màu.
Image > Adjustment > Desaturate (Ctrl+Shift+U)
Chuyển một phần ảnh trên vùng chọn hay trên Layer hiện hành thành ảnh trắng đen.
Image> Adjustment> Replace Color
Cho phép chọn ảnh theo màu đồng thời thay đổi màu cho vùng ảnh đã chọn.

Thực hiện :


Image > Adjustment > Replace color.
Dùng công cụ (eyedropper) để chỉ định vùng màu cần thay đổi.
Điều chỉnh các thông số trong hộp đối thoại để có màu phù hợp.
OK.
Image > Adjustment> Selective Color

Chỉnh màu cho từng loại tông màu có trên ảnh.

Colors: Chọn tông màu cần chỉnh.
• Cyan: Tăng giảm màu xanh dương cho tông màu được chọn.
• Magenta: Tăng giảm màu đỏ sen cho tông màu được chọn.
• Yellow: Tăng giảm màu vàng cho tông màu được chọn.
• Black: Tăng giảm màu đen cho tông màu được chọn.
• Relative: Hiển thị màu nguyên thủy.
• Absolute: Hiển thị màu đã chỉnh sửa.
Image > Adjustment > Channel Mixer

Chỉnh sửa màu cho ảnh theo từng kênh màu (RGB)

• Output Channel: Chọn kênh màu cần hiệu chỉnh.
• Soure Channel: Tăng giảm sắc độ màu trên 3 thanh trượt.
• Constant: Tạo độ bão hòa giữa 3 kênh màu.
• Monochrome: Chuyển ảnh về chế độ đen trắng.
Image > Adjustment > Gradient map

Chuyển ảnh về chế độ màu đơn sắc, màu ảnh là màu gradient có sẵn trong thư viện của photoshop.
• Gradient used for grayscale Mapping : Chọn các kiểu giải màu tô gán cho ảnh.
• Dither: Tạo sự dung hòa giữa các giải màu.
• Reverse: Đảo màu âm bản.
Image > Adjustment > Invert (Ctrl+I)
Chuyển ảnh dương bản thành âm bản (Đảo màu ảnh).

Image> Adjustment > Equalize
Chỉnh độ sắc nét cho ảnh, khi chọn lệnh này ảnh của bạn sẽ trở nên sắc sảo hơn.
Image> Adjustment > Threshold

Chuyển ảnh về dạng ảnh bitmap thường dùng trong các kỹ thuật in.

Chỉnh màu bằng lệnh Variations
Sử dụng lệnh Image > Adjustment > Variations để chỉnh màu theo các mẫu màu có sẵn

 Thực hiện:

1. Chọn vùng ảnh cần chỉnh màu.
2. Chọn lệnh Variations.
3. Click chuột vào các ô hiển thị trên màu.
4. Thấy màu pha đã đạt, chọn OK.

Tô màu cho ảnh 


 Bài tập tô màu từ ảnh trắng đen sang ảnh màu.

Bước 1: Mở file ảnh à Chọn image / Mode / RGB Color để chuyển mode màu cho ảnh.


Bước 2: Tạo layer mới à Chọn mode Color à Chọn màu hồng à Chọn nét cọ mềm à tô màu cho vùng hoa.




Dùng công cụ Erase tool à nét cọ mềm à xóa phần màu vẽ dư ngoài nền.
Bước 3: Tương tự để tô màu cho các vùng ảnh còn lại.