This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

3/28/13

Giới thiệu CorelDRAW

Mục tiêu

Cài đặt phần mềm Corel vào máy tính của bạn.

Các đặc điểm nổi bật của phần mềm.

Quan sát, tùy biến màn hình làm việc của bạn.

Cài đặt phần mềm

Thực hiện:


Thoát tất cả các phầm mềm đang hoạt động trên máy tính.
Đặt CD phần mềm vào ổ đĩa CD-ROM.
Chương trình Auto run được tự động kích hoạt, các bạn hãy theo các hướng dẫn cài đặt xuất hiện trên màn hình để hoàn tất quá trình cài đặt phần mềm (Rất đơn giản chỉ cần vài cú click chuột là bạn có thể cài đặt hoàn tất phần mềm vào máy tính của mình).

 Chú ý: Phiên bản Corel Graphics Suite X5 chỉ hoạt động trên nền Window XP và win 2000 hay mới hơn (Không hoạt động trên các hệ đều hành cũ). Dung lượng bộ nhớ RAM tối thiểu là 2GB. Vì vậy nếu máy tính của các bạn không đủ mạnh thì hãy an tâm sử dụng các phiên bản 11.0, 12.0.
Khởi động Corel

Chọn 1 trong các cách sau:

1. Click Start > All Program > Corel Graphics Suite X5 > CorelDRAW X5.
2. Double Click vào biểu tượng Corel trên màn hình Window.


Màn hình welcome sau khi khởi động cho phép các bạn chọn một số chức năng cơ bản.

New Blank document: Tạo tài liệu mới.
Open other: Mở file đã có.
Open Graphics: Mở file.
New From Template: Mở file mẫu.
Learning Tools: Hướng dẫn bạn làm quen với Corel qua một số bài tập.
What’s New: Giới thiệu những đặc điểm mới của Corel X5.

Thoát khỏi phần mềm Corel

Có thể sử dụng nhiều cách:
1. File > Exit (Alt+F4).
2. Hoặc click vào biểu tượng [X] trên title bar.
Chú ý: Hãy lưu các file đang làm việc trước khi thoát khỏi Corel. Trong trường hợp các bạn chưa lưu các file đang đang làm việc thì phần mềm sẽ hiện bảng thông báo để các bạn thực hiện việc lưu file.
Các khái niệm cơ bản

Corel là gì ?

Corel là phần mềm đồ họa dạng Vector, ứng dụng trong lĩnh vực thiết kế mẫu bao bì, thiết kế thiệp cưới, hoa văn in trên vải, hay các ấn phẩm quảng cáo (Banner, Poster, Brochuce, Catalogue,...).
Dung lượng của file không phụ thuộc vào kích thước thật của ấn phẩm mà chỉ phụ thuộc vào số lượng và độ phức tạp của các đối tượng có trong ấn phẩm.
Định dạng chuẩn của Corel: *.CDR
Điểm mạnh
Với khả năng tạo và hiệu chỉnh đối tượng linh hoạt giúp công việc thiết kế ấn phẩm nhanh chóng và đơn giản. Các đối tượng được tạo ra từ Corel rất sắc nét, và không phụ thuộc vào kích thước của chúng.
Corel cung cấp nhiều hiệu ứng mạnh và đẹp cho phép việc thiết kế các ấn phẩm trở nên đơn giản và nâng cao năng xuất làm việc.

Màn hình làm việc

Title bar (Thanh tiêu đề)


Giống với các phần mềm ứng dụng khác thanh tiêu đề chứa biểu tượng, tên chương trình và các nút [_] minimize, [-] Maximize, [x] Close.

Menu bar (Thanh menu)

Chứa các lệnh có trong phần mềm.
Standard bar (Thanh công cụ)

Chứa các công cụ cơ bản nhất của phần mềm (Tạo file mới, mở file, in file, xuất file, nhập file, tỷ lệ xem ảnh,....).

Property bar (Thanh thuộc tính)

Chứa các thuộc tính của công cụ hay các đối tượng được chọn. Cho phép các bạn hiệu chỉnh các thuộc tính cơ bản của chúng.
Property bar khi không chọn đối tượng
 
Property bar khi chọn đối tượng hình chữ nhật


 Ruler (Thước đo)

Cho phép xác định vị trí (tọa độ) của đối tượng hay tạo các đường hướng dẫn (Guidelines) giúp cho việc tạo hình chính xác và nhanh chóng hơn.
Để tạo các đường Guideline bạn thực hiện như sau:
 1. Chọn View > Rulers để hiện thước đo.
2. Click & drag từ thước dọc hay thước nằm ngang trên màn hình để tạo các đường hướng dẫn.
3. Chọn chế độ Snap to Guideline trên thanh Properties bar để bật chế độ áp đối tượng vào Giudeline.
Chú ý:
• Chọn Guideline và nhấn phím Delete để xóa nó.
• Các đường Guides mặc định không in.
Phím Ctrl+R (View > Show | Hide Ruler) cho phép ẩn hoặc hiển thị thước đo.
Startus bar (Thanh trạng thái)
Chứa các trạng thái hiện tại của phần mềm (Đang save, tỷ lệ màn hình,…).
Scrool bar (Thanh trược)
Cho phép cuộn màn hình theo chiều ngang hay chiều dọc.
Docker Palettes (Các bảng chức năng)
Corel cho phép neo các bảng chức năng và bảng màu phía bên phải màn hình nhằm tiết kiệm không gian hữu dụng trong thiết kế. Các bạn có thể mở rộng hay thu hẹp các Docker Palettes bằng cách Click chuột vào tiêu đề của nó.
Để ẩn hoặc làm xuất hiện các Docker Palettes các bạn hãy chọn vào tên của chúng trên menu window > Dockers > ...
Để ẩn hoặc làm xuất hiện các thanh công cụ các bạn hãy chọn vào tên của chúng trên menu window > Toolbars > ...
Page (Trang giấy)
Trang giấy là khung của tài liệu nhằm phân biệt vùng in (Page) và vùng không in (Desktop).
* Chọn Layout > Page setup > ... để định dạng lại kích thước của tài liệu.

Desktop

Là vùng nháp mặc định không in.
Các đối tượng vẽ trên vùng này không in được. Nếu muốn in phải di chuyển đối tượng vào vùng Page.
Color Palette (Bảng màu)
Bảng màu cho phép tô màu hay bỏ màu cho đối tượng hiện hành.

 Thao tác thực hiện



1. Chọn đối tượng bằng Pick Tool (Space).
2. Click vào ô màu cần tô:
Click chuột vào ô màu: Tô màu nền (Fill) cho đối tượng.
Click phải chuột vào ô màu: Tô màu đường viền (Outline) cho đối tượng.
Click trái | phải chuột vào ô bỏ màu: Bỏ màu Fill | Outline cho đối tượng được chọn.

Tools (Thanh công cụ)

Pick Tool (Space): Công cụ chọn.
• Shape Tool (F10): Nhóm công cụ hiệu chỉnh đường path.
• Zoom Tool (Z): Nhóm công cụ phóng to, thu nhỏ màn hình làm việc.
• Bezier Tool (F5): Nhóm công cụ tạo hình tự do.
• Rectangle Tool (F6): Nhóm công cụ tạo HCN, hình vuông (Khi kết hợp với phím Ctrl).
Ellipse (F7): Nhóm công cụ tạo hình ellipse, hình tròn (khi kết hợp với phím Ctrl).
• Basic Shape: Nhóm công cụ tạo hình cơ bản.
• Text Tool (F8): Công cụ nhập văn bản.
• Interactive Transparency Tool: Nhóm công cụ tạo hiệu ứng cho đối tượng.
• Eyedropper tool: Nhóm công cụ Copy và đổ màu cho các đối tượng.
• Outline Tool (F12): Nhóm công cụ xác định thuộc tính cho đường viền của đối tượng.
• Fill Tool (Shift+F11): Tô màu Fill.
• Interactive Fill Tool: Công cụ tô và hiệu chỉnh màu đặc biệt cho đối tượng.

* Sử dụng thanh công cụ


Chúng ta sử dụng thanh công cụ để tạo đối tượng (Create), chọn (Selection), hay hiệu chỉnh các đối tượng trong Corel.
Chọn công cụ bằng cách click trực tiếp lên công cụ hoặc sử dụng phím nóng (Keyboard shortcut). Tên của công cụ và phím nóng (Tool tips) của nó sẽ được hiển thị khi bạn đặt con trỏ chuột tại công cụ đó với khoản thời gian vài giây.
Dấu hiệu tam giác bên dưới công cụ là dấu hiệu nhóm công cụ. Nó cho chúng ta biết bên trong nó còn ẩn các công cụ khác. Muốn chọn các công cụ ẩn các bạn hãy click và giữ chuột cho đến khi nhóm công cụ xuất hiện, rê chuột đến công cụ cần chọn.
Click vào tiêu đề của tools hay palette và rê chuột để di chuyển nó đến vị trí mới trên màn hình. Tuy nhiên các bạn cần hạn chế việc thay đổi vị trí của các Palette hay tools vì vô tình nó sẽ làm cho chúng ta rối thêm mà thôi.

Câu hỏi luyện tập

1. Corel là gì ? Trình bày ứng dụng của phần mềm Corel.
2. Điểm khác biệt giữa đồ họa Vector và đồ họa Bitmap là gì ?
3. Hai định dạng file *. CDR và *. JPG có gì khác nhau ?
4. Khi các thanh công cụ và các bảng chức năng bị ẩn, làm thế nào để chúng hiển thị trên màn hình.
5. Cài đặt phần mềm Corel vào máy tính của bạn.
6. Quan sát và tùy biến màn hình Corel theo yêu cầu công việc của bạn.












3/25/13

Các công cụ chọn trong Photoshop

Trong đồ họa máy tính, khi bạn muốn chỉnh sửa, tác động lên một phần ảnh nào đó, bạn phải chọn nó. Với Photoshop, nếu bạn muốn chỉnh sửa, thêm hiệu ứng cho một phần ảnh, bạn cần tạo vùng chọn cho nó. Các vùng ảnh không nằm trong vùng chọn sẽ không bị ảnh hưởng bởi các thao tác chỉnh sửa.

Move tool (V)

Move tool là một công cụ đa năng, cho phép chọn layer, di chuyển, xoay, lật đối xứng hình ảnh trong vùng chọn hay layer.

Thuộc tính:

Autoselect layer: Tự chọn layer khi click vào ảnh.
Show bouding box: hiển thị các điểm đặc biệt của layer hay vùng chọn hiện hành, có thể transform chúng.
Nhóm Align & Distribute:

 Dùng để canh hàng và phân phối đều các layer được liên kết với nhau.
Di chuyển ảnh

Thực hiện:

Chọn công cụ Move Tool
Click & drag để di chuyển.
Nhấn phím Shift: để di chuyển thẳng hàng.
Phím Alt: để Copy.

 Transform ảnh

Transforms là các phép biến dạng hình ảnh trong các phần mềm. Các thao tác di chuyển (Move), xoay (Rotate), thay đổi kích thước (Resize), lật đối xứng (Reflect), kéo nghiêng (Shear) được gọi chung là các thao tác Transform.
Khi Transform bạn có thể kết hợp với các phím Ctrl, Alt, Shift sẽ cho nhiều kết quả khác nhau.
Phím Shift : cho phép Transform theo tỷ lệ.
Phím Alt : Cho phép Transform đối tượng từ tâm.
Phím Shift+Alt : Cho phép Transform đều từ tâm.
Để Transform hình ảnh các bạn thực hiện như sau:

 Xác định vùng chọn và Layer chứa hình ảnh cần Transform.
Click chọn lệnh Edit > Free Transform (Ctrl+T) và đặt con trỏ tại các vị trí đặc biệt để biến hình đối tượng.
Resize : Đặt con trỏ như hình trên để thay đổi kích thước của hình ảnh.
 Rotate: Đặt con trỏ như hình trên để xoay đối tượng.

Distort: Nhấn giữ phím Ctrl và click click & drag để biến dạng đối tượng.
Sử dụng lệnh Edit > Transform


Rotate 180, 90 CW, 90 CCW: Xoay ảnh trong vùng chọn theo các góc xác định.
Scale: Cho phép tăng giảm kích thước vùng chọn. Bạn có thể nhấp chuột vào 1 trong 8 Handle để thay đổi kích thước vùng chọn.
Rotate : Cho phép xoay ảnh theo các góc độ khác nhau.
Skew : Kéo xiên ảnh theo 2 hướng ngang và đứng.
Distort : Kéo xiên ảnh theo nhiều góc độ khác nhau.
Perspective : Biến dạng ảnh theo 2 hướng ngang và đứng.
Các công cụ chọn

Marquee tool (M)


Nhóm công cụ Marquee tool cho phép tạo vùng chọn hình chữ nhật, hình ellip, hay chọn một dòng theo phương đứng hoặc phương nằm ngang.

Rectangular Marquee Tool: Tạo vùng chọn hình chữ nhật, hình vuông.
Elliptical Marquee Tool: Tạo vùng chọn hình ellip, hình tròn.
Single Row Marquee Tool: Chọn một đường thẳng theo hàng.
Single Column Marquee Tool: Chọn một đường thẳng theo cột.

Thực hiện:

B1. Chọn công cụ Marquee tool trên thanh công cụ.
B2. Xác lập các thuộc tính trên thanh Options.
 • Feather: Làm mờ biên của vùng chọn.
• Style: kiểu vùng chọn.
• Selection Options:

+ New: Tạo vùng chọn mới.
+ Add to (+Shift): Cộng vào vùng chọn hiện hành.
+ Subtract from (+Alt): Trừ với vùng chọn hiện hành.
+ Intersect with (+Shift+Alt): Lấy phần giao với vùng chọn hiện hành.
B3. Click & drag chuột tại vùng ảnh muốn chọn.
B4. Có thể kết hợp các phím tắt trên bàn phím để chỉnh sửa vùng chọn.
+ Shift: để tạo vùng chọn đều.
+ Alt: Tạo vùng chọn từ tâm.
+ Space để thay đổi vị trí của vùng chọn đang tạo.
Chú ý: Vùng chọn vừa tạo ra có hình nhấp nháy, mọi việc chỉnh sửa ảnh chỉ có tác dụng trên vùng chọn hiện hành.
Khi trên ảnh có vùng chọn hiện hành thì việc ấn phím Shift cho phép công thêm vào vùng chọn hiện hành, phím Alt cho phép trừ bớt với vùng chọn hiện hành.

 Magic wand tool (W)

 Tạo vùng chọn theo màu sắc tương đồng.

 Thực hiện:

B1. Click chọn công cụ Magic Wand .

B2. Xác lập Options cho công cụ:
Tolerance: Dung sai của vùng chọn, dung sai càng lớn thì vùng chọn càng rộng.
Anti – Alias: Khử răng cưa vùng chọn.
Contiguous: Giới hạn vùng chọn, nếu không được đánh dấu thì vùng chọn sẽ áp dụng trên toàn bộ file ảnh.
Use All Layer: Chọn trên tất cả các layer.
B3. Click vào vùng ảnh cần chọn.
B4. Xác lập Feather cho vùng chọn (Đối với công cụ Magic Wand phải chọn Feather sau).
  

Nhóm công cụ Lasso (L)

Nhóm công cụ tạo vùng chọn tự do 
Lasso tool : Tạo vùng chọn tự do bằng cách click & Drag chuột.
• Polygonal Lasso Tool : Tạo vùng chọn tự do bằng cách click chuột, vùng chọn là các đoạn thẳng liên tiếp nhau.
Magnetic Lasso Tool : Là công cụ lasso từ tính, vùng chọn luôn bám vào các vùng ảnh tương phản, thích hợp cho những đối tượng có độ tương phản cao giữa ảnh với nền.
Lasso Tool (L)
Tạo vùng chọn tự do

Click chọn công cụ lasso tool.
Xác lập thuộc tính cho công cụ (Chú ý Feather phải phù hợp).
Click & drag để chọn vùng ảnh cần chọn.
Polygonal lasso tool (L)
Tạo vùng chọn tự do theo dạng các đường thẳng liên tục.

Thực hiện:

Click chọn công cụ Polygon lasso tool.
Xác lập thuộc tính cho công cụ (Chú ý Feather).
Click vào từng điểm trên ảnh để chọn vùng chọn, xóa các điểm sai bằng phím BackSpace.
Magnetic Lasso tool (L)
Là công cụ lasso từ tính, vùng chọn luôn bám vào các vùng ảnh tương phản, thích hợp cho những đối tượng có độ tương phản cao giữa ảnh với nền.

Click chọn công cụ Magnetic lasso tool.
Thiết lập Options cho công cụ.
Click chọn điểm đầu tiên.
Di chuyển chuột theo vùng cần chọn.
Sử dụng phím Backspace để xóa các điểm không chính xác.
Double click chuột để kết thúc việc chọn.
  

Sử dụng menu Select

Select> All : Chọn tất cả.
Select> Deselect (Ctrl+D) : Hủy bỏ vùng chọn hiện hành.
Select> Reselect (Ctrl+Alt+D) : Lấy lại vùng chọn vừa hủy.
Select> Invert (Ctrl+Shift+I) : Đảo ngược vùng chọn hiện hành.
Select> Grow : Cho phép nới rộng mặt nạ, chọn thêm vùng chọn ảnh lân cận cùng màu với vùng đang chọn.
Select> Similar : Mở rộng vùng chọn, chọn thêm vùng ảnh có cùng màu với vùng chọn hiện hành.
Select> Transform Selection : Chỉnh sửa vùng chọn.
Select> Color range
Chọn tất cả các vùng ảnh có cùng màu.


Chọn lệnh Select > Color Range.
Click chuột vào vị trí màu cần chọn trong ảnh.
Thiết lập các tham số.
Select : Chọn lựa các tông màu có sẵn trong bảng.
Fuzziness : Là thanh trượt chỉnh độ chênh lệch với màu được click (giá trị càng lớn chọn được vùng màu càng mở rộng). à Ok.
Select > Feather

Thiết lập độ mờ cho biên của vùng chọn hiện hành.
Tạo vùng chọn cần chọn.
Chọn Select > Feather > đặt số pixel cần làm mờ.
Feather Radius : Giá trị càng lớn, biên vùng chọn càng mờ. Feather hay sử dụng trong ghép ảnh là 1, 2, 3.
Ok.

Nhóm lệnh Select> Modify

Select > Modify > Border

Tạo đường biên cho vùng chọn, đường biên lớn nhỏ phụ thuộc vào giá trị bạn nhập vào ô Width.
Select > Modify > Smooth

 Cho phép thu nhỏ vùng chọn theo thông số bạn nhập vào Sample Radius.
Select > Modify > Expand
Cho phép mở rộng vùng chọn hiện hành theo thông số bạn nhập vào ô Expand by, giá trị càng lớn, vùng chọn càng rộng.
Select > Modify > Contract
Cho phép thu nhỏ vùng chọn hiện hành theo thông số bạn nhập vào ô Contract by : giá trị càng lớn vùng chọn thu hẹp càng nhiều.

 Select > Transform Selection

Lệnh Transform Selection cho phép các bạn Transform vùng chọn hiện hành mà không làm thay đổi hình ảnh (Khác với lệnh Edit > Free Transform).
Ngoài các tính năng cho phép chọn lựa vùng ảnh linh hoạt, Photoshop còn cho phép bạn nhiều tính năng ưu việt khác như : Phóng lớn, thu nhỏ vùng chọn, quay, kéo xiên,… gọi là thao tác Transform vùng chọn.

Select > Save selection
Lưu vùng chọn hiện hành.

Select> save Selection

Tạo vùng chọn.
Chọn Select > Save Selection.
Đặt tên cho vùng chọn cần lưu.
Ok, vùng chọn được lưu vào bảng channel.

Select > Load selection
Mở lại vùng chọn đã lưu để tiếp tục chỉnh sửa ảnh.

Chọn lệnh Load selection.
Document: Chọn file ảnh.
Channel: Chọn vùng chọn cần mở.
Invert: Đảo vùng chọn.
New Selection: Mở vùng chọn mới.
Add to Selection: Cộng vào vùng chọn hiện hành.
Subtract from Selection: Trừ với vùng chọn hiện hành.
Intersect width Selection: Lấy phần giao với vùng chọn hiện hành.
Chọn vùng chọn đã lưu.

3/22/13

Chỉnh màu cơ bản trong Photoshop


 Chỉnh màu tự động


Cách 1:

Image / Adjustment / Auto Level (Ctrl + Shift + L)
è Tự động cân bằng ánh sáng.



Cách 2:


Image / Adjustment / Auto Color (Ctrl + Shift + L)

Cách 3:

Image / Adjustment / Auto Contract (Ctrl + Shift + Alt + L)

Chỉnh màu bằng cách xác định điểm sáng vào tối của ảnh
Image / Adjustment / Curver
Một số trường hợp bạn không thể chỉnh bằng các lệnh tự động được vì hình ảnh bị lỗi nhiều hoặc các hình minh họa sản phẩm trong quảng cáo.

Bước 1:

Chọn Image/Adjustment/ Threshold, di chuyển thanh điều khiển sang phải để chọn điểm sáng và di chuyển sang trái để chọn điểm tối của ảnh.


Bước 2:

Chọn Image/Adjustment/ Curver è chọn Set black Point để chọn điểm tối nhất trên ảnh và chọn set White point để chọn điểm sáng trên anh. Công cụ này rất hiệu quả cho các ảnh bị hư hỏng nặng.

Tinh chỉnh màu sắc.

Image / Adjustment / Selected Color : Cho phép chọn hình ảnh theo từng vùng màu riêng biệt và gia giảm màu đã chọn. (Ví dụ bên dưới cho phép bạn chọn màu đặc trưng và chình màu cho ảnh.)

Chỉnh ảnh ngược sáng

Ảnh ngược sáng là ảnh chụp có chủ đề cùng hướng với ánh sáng còn máy ảnh thì ngược hướng với ảnh sánh, kết quả phần chủ để thường bị tối, còn nền thì sáng rõ. Có 2 cách để xử lý ảnh ngược sáng.

Cách 1:

Chỉnh độ tương phản ngược cho bức ảnh (Tương phản ngược là vùng sáng tối hơn, vùng tối sáng hơn).
Chọn hình ảnh
Chọn Ctrl + M (Image/ Adjustment/ Curver) è chỉnh thuộc tính như hình.


Cách 2:

Sử dụng vùng chọn và các chế độ trộn màu.

Mở file ảnh
Chọn Window / Channels để chọn các kênh màu.

 Load vùng chọn trên kênh màu có độ tương phản cao.

Ctrl + Click vào channels (Load vùng chọn là phần sáng của ảnh)
Chọn Select / Invert (Ctrl + Shift + I) để đảo vùng chọn.
Chọn lại Channels RGB và chọn bảng layer è Nhấn Ctrl +j (Copy layer).

Nhấn F7 è Mode Screen.



Tăng độ tương phản cho ảnh bị mờ
Khi chụp ảnh trong ánh sáng tự nhiên thì ảnh chụp thường không có được ánh sáng như mong muốn. Nhiều trường hợp ánh sáng sẽ bị mờ, không sắc nét. Để chỉnh ảnh sắc nét, bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1:

Load vùng chọn cho theo channels Chọn Window/Channels è Click chọn kênh có độ tương phản cao è Nhấn phím Ctrl + Click vào biểu tượng hình trên Channels è Lấy vùng chọn là phần sáng của ảnh.
Chọn lại kênh RGB, Nhấn Ctrl + Shift + I để đảo ngược vùng chọn.

 Nhấn F7 (Mở bảng Layer).
Nhấn Ctrl + J è Copy layer. 


Chọn mode Overlay, có thể chỉnh giảm Opacity hoặc Copy thêm nhiều Layer để tăng tính hiệu quả cho hiệu ứng.










3/19/13

Làm quen với Photoshop

Màn hình làm việc

Video làm quen với Photoshop chỉ có tại dohoa247

Thanh tiêu đề chứa biểu tượng, tên chương trình và các nút [_] minimize, [-] Maximize, [x] Close. Menu bar 

Chứa các lệnh có trong phần mềm.
Options bar (Thanh thuộc tính)

Chứa các thuộc tính của công cụ hiện hành hay các hình ảnh được chọn.  
Ruler (Thước đo)

Cho phép xác định vị trí (tọa độ) của hình ảnh. Tạo các đường hướng dẫn (Guides) bằng cách click & drag từ thanh thước dọc hay ngang. 
 Startus bar (Thanh trạng thái)

Chứa các trang thái hiện tại của phần mềm (Đang save, tỷ lệ màn hình,…).  
Scrool bar (Thanh cuộn)

Cho phép cuộn màn hình theo chiều ngang hay chiều dọc.  
Active image area (Vùng ảnh)

Vùng chứa hình ảnh cho phép in. Để ẩn hay thể hiện các thanh công cụ bạn hãy chọn tên của nó trên menu Window.  
Menu view (Các chế độ xem ảnh)
Photoshop cho phép xem ảnh với nhiều tỷ lệ khác nhau (từ 0.26% đến 1600%) giúp cho việc xem và xử lý các chi tiết của ảnh được chính xác hơn.

Zoom in (Ctrl+ ‘+’) : Phóng to.

Zoom out (Ctrl+ ‘-’ ) : Thu nhỏ.

Fit on Screen (Ctrl+’0’) : Vừa màn hình.

Actual Pixel (Ctrl+Alt+0) : Tỷ lệ 1:1.

Print Size : Kính thước in.

Rulers (Ctrl+R) : Hiển thị | Ẩn thanh thước.

Snap (Ctrl+Shift+’;’) : Bật tắt chế độ bắt điểm.

Clock Guides : Khóa | Bỏ khóa các đường Guides.

Công cụ zoom


Phóng to hình ảnh.
Chọn công cụ Zoom Tool (Z) à Vẽ vùng cần xem ảnh để phóng to.

 Mở rộng màn hình làm việc


Có thể sử dụng các phím tắt sau đây để mở rộng màn hình làm việc của photoshop:
F : Mở rộng màn hình làm việc.
Tab : Ẩn | Hiển thị thanh công cụ và các bảng Palettes.
Shift+Tab : Ẩn | Hiển thị các bảng Palette (Thanh công cụ vẫn giữ).
Space (Hand tool) : Cho phép di chuyển vùng làm việc bằng cách ấn phím Space > click & Drag để di chuyển vị trí của vùng nhìn.
Chú ý: Các phím tắt của photoshop giống với nhiều phần mềm ứng dụng khác của Adobe.

Tools (Thanh công cụ)

Chứa các công cụ cho phép tạo, chọn lựa và chỉnh sửa hình ảnh.
Selection tools: Nhóm công cụ chọn đối tượng.
Crop and Slice tools: Công cụ xén ảnh và chia cắt hình ảnh hỗ trợ trong thiết kế giao diện web.
Painting Tools: Nhóm công cụ vẽ và tô màu cho ảnh.
Viewing tools: Nhóm công cụ xem ảnh
Phân biệt ảnh vector và ảnh bitmap
 Ảnh bitmap hay còn được gọi là ảnh mành (Raster) được tạo nên bởi tập hợp các phần tử ảnh (Picture element) viết tắt là pixel. Mỗi pixel là một điểm ảnh hình vuông và có một màu. Khi chỉnh sửa các ảnh bitmap là các bạn sẽ tác động lên một nhóm các pixel trong vùng chọn (Selection) hiện hành chứ không phải tác động lên các đối tượng riêng lẽ.
Số pixel trên ảnh càng cao thì hình ảnh càng mịn và sắc nét. Số điểm ảnh trên một đơn vị đo được gọi là độ phân giải của ảnh (Resolution). Đơn vị của độ phân giải là ppi (Pixel per inch) hay dpi (Dot per inch).

Chú ý: Đồ họa bitmap phụ thuộc vào độ phân giải của hình ảnh nghĩa là mỗi ảnh bitmap chỉ chứa cố định 1 số lượng pixel. Như vậy ảnh có thể bị mất độ chi tiết và thể hiện các biên lởm chởm, răng cưa khi bạn phóng lớn ảnh trên màn hình hoặc in ra ở độ phân giải thấp. Các chương trình đồ họa bitmap thông dụng hiện nay là: Photoshop, Corel Photo Paint, Photo Impact, Photo Express .v.v...

Độ phân giải của ảnh (Image Resolution)

Tổng số điểm ảnh trên 1 inch vuông được gọi là độ phân giải của ảnh, đơn vị là ppi (Pixel per inch) hay dpi (dot per inch). Ảnh có độ phân giải càng cao thì càng mịn và sắc nét. Tuy nhiên Resolution càng lớn thì dung lượng file càng lớn, gây khó khăn cho việc chỉnh sửa và lưu trữ.
Bạn đừng cố gắng tăng độ phân giải của 1 tấm ảnh có độ phân giải thấp lên độ phân giải cao (ví dụ từ 72 ppi lên 300 ppi), khi đó Photoshop sẽ dùng giải thuật nội suy (interpolation) để thêm pixel vào hình ảnh dựa trên các pixel đã có sẵn và điều này sẽ không thêm được thông tin gì mới cho ảnh cả, nó chỉ thêm pixel vào và làm cho tập tin có dung lượng lớn hơn mà thôi.
Khi quét (Scan) ảnh vào máy tính cần chú ý tăng tỉ lệ (scale) ảnh cần quét lên đúng kích thước cần in và sử dụng độ phân giải (Resolution) là 300dpi, tránh trường hợp quét ảnh ở với kích thước nhỏ sau đó dùng photoshop để định lại kích thước sẽ làm ảnh không sắc nét.

 (Hình có R:300ppi mịn và sắc nét hơn ảnh có R: 72ppi)
Các Resolution hay sử dụng:
R =72 dpi: dùng trong thiết kế Web, các ấn phẩm xem trực tiếp trên màn hình.
R =300 dpi: Dùng trong thiết kế các ấn phẩm in ấn.
R =150 dpi: dùng cho các ảnh có kích thước lớn.

Các thao tác cơ bản

Sử dụng Undo | Redo

Edit> Undo(Ctrl + Z): Hủy bỏ bước vừa thực hiện.
Edit> Step Forward (Ctrl + Shift + Z): Quay về bước vừa làm trước đó.
Edit> Step Backward (Ctrl + Alt + Z): Trở lại bước vừa undo.

Sử dụng History


Bạn có thể sử dụng bảng History để quản lý việc Undo | Redo bằng tay, thực hiện như sau:
Chọn Window > History
Chọn số bước cần Undo trong bảng History.
Mặc định số bước Undo | Redo trong photoshop là 20 bước. Để thay đổi số bước undo các bạn Thực hiện như sau:
Chọn Edit > Referency > General (Ctrl + K) và nhập vào ô History States số bước Undo\ Redo.
Chú ý: Số bước undo | Redo càng lớn thì càng tốn bộ nhớ RAM, vì vậy máy tính sẽ hoạt động chậm hơn (Số bước Undo | Redo hay sử dụng là 50).

Edit > Keyboard Shortcuts


Lệnh Keyboard Shortcuts cho phép thay đổi các phím tắt trong photoshop nhằm phù hợp với thói quen và công việc của bạn.
Lời khuyên cho bạn: không nên thay đổi các phím tắt trong phần mềm vì như thế vô tình các bạn sẽ tự làm khó mình khi muốn tíếp cận với những phần mềm ứng dụng khác. Vậy hãy nói “không” với việc thay đổi các phím tắt.
Thay đổi thuộc tính của file ảnh
Image > image size (Alt+I+I)
Lệnh Image size cho phép bạn xem và thay đổi kích thước của file ảnh. Bạn có thể xác lập các tham số sau:
Document size:
Width: Chiều rộng của ảnh.
Height: Chiều cao của ảnh.
Resolution: Độ phân giải của ảnh.
Scale Style: Thay đổi tỷ lệ hiệu ứng theo kích thước ảnh.

Image > Canvas size 

Cho phép mở rộng vùng nền mà không làm thay đổi kích thước của hình ảnh. Vùng ảnh mở rộng sẽ có màu trùng với màu background.

Crop tool (C)


Crop tool cho phép cắt xén hình ảnh theo đúng kích thước và loại bỏ phần ảnh không mong muốn.
 Photoshop sử dụng hai phương án sau để cắt xén hình:

Cách 1:


Cắt cúp ảnh sử dụng lệnh Crop.
Thực hiện:
Tạo vùng chọn bằng công cụ Rectangular Marquee Tool.
Image > Crop, cách làm này sẽ giữ nguyên độ phân giải của ảnh gốc.

Cách 2:


Cắt cúp ảnh sử dụng công cụ Crop.
Thực hiện:
b1. Chọn công cụ Crop trên thanh công cụ.
b2. Thiết lập thuộc tính trên thanh Options (Trên thanh Option bên dưới tôi đang Crop ảnh theo kích thước 10x15cm).
 Width : Chiều rộng của ảnh.
Height : Chiều Cao của ảnh.
Resolution : Độ phân giải của ảnh.
Front Image : Crop theo kích thước của ảnh.
Clear : Xóa các thông số đã thiết lập.
b3. Click & Drag bao lấy phần hình ảnh bạn muốn giữ lại.
Điều chỉnh vùng cần cắt cúp và nhấn Enter để kết thúc.
Để hủy bỏ lệnh cắt cúp bạn nhấn ESC. Với công cụ Crop, bạn có thể thiết lập kích thước và độ phân giải theo ý muốn.

Thực hành cắt hình cho in ảnh thẻ 4x6cm

Bước 1: Mở file ảnh
Bước 2: Crop ảnh với size 3.5x4.5 cm

Chọn công cụ Drop tool (C) è Set thuộc tính như hình è vẽ vùng chọn trên ảnh è Nhấn phím Enter.
Nhấn phím ‘D’ è set background màu trắng è chọn Image / Canvas Size è set như hình để tạo viền cho ảnh.

Làm việc với file

Tạo file mới


Trước khi thiết kế một ấn phẩm, các bạn cần tạo file mới phù hợp với nhu cầu in ấn hay xuất bản để bắt đầu công việc của mình.
Chọn File > New (Ctrl + N).
Xác lập các tham số cho file mới.

Resolution : xác lập độ phân giải của file ảnh.

Color Mode : chọn mode màu cho file mới. Tùy theo mục đích công việc có thể chọn các mode sau:

CMYK color : mode 4 màu dùng trong in offset.

RGB color : dùng trong thiết kế ảnh, thiết kế web.

Grayscale : khi thiết kế ảnh trắng đen.

Background : chọn màu nền cho file mới

Mở file


Lệnh Open cho phép mở file ảnh đã có, Photoshop mở các định dạng ảnh: *.Jpg, *.TIFF, *.Gif, *.Psd,…
Chọn File > Open (Ctrl + O).
Chọn các tham số để mở file.
Look in: chọn thư mục chứa file.
File name: nhập tên file cần mở.
File of type: chọn định dạng của file (nên chọn All Format).
Chọn open để mở file.

File > Revert (F12)

Trả về tập tin đã lưu lần cuối cùng.
File > Save (Ctrl+S)
Cho phép lưu file.
Định dạng chuẩn trong photoshop là *.PSD và *.TIFF.
Trong quá trình làm việc cần lưu ý thường xiên lưu file để tránh tình trạng mất dữ liệu khi có sự cố đứng máy hay cúp điện đột xuất.
File > Save As (Ctrl+Shift+S)

Lưu tập tin với tên mới hoặc định dạng mới.
Lệnh này được sử dụng khi bạn không muốn lưu những chỉnh sửa của mình đè lên file cũ.
File > Save for web (Ctrl+Shift+Alt+S)
Lệnh lưu này cho phép các bạn tối ưu hóa hình ảnh khi đưa nó lên web. Hình ảnh sẽ được chuẩn hóa về màu sắc và dung lượng đảm bảo cho việc xem ảnh trên các trình duyệt web.
Chọn định dạng file
*.jpg à File ảnh minh họa cho sản phẩm, tin tức.
*.Gif à Ảnh động, button cho web.
*.Png à Ảnh minh họa, button cho web.
File > Browse In Bridge… (Ctrl+Alt+O)
Đây là trình duyệt file giống với trình Window Exploer của Window XP, cho phép duyệt ảnh trước khi mở chúng.
Điểm mạnh của Browse là duyệt ảnh nhanh và cho phép xem ảnh với kích thước khung nhìn lớn.

Mở file nhanh với My Computer

Mở My Computer song song với Photoshop.
Chọn các file cần mở: giữ Ctrl + Click chọn các file cần mở.
Kéo thả các file đã chọn vào màn hình photoshop để mở.

File > Place


Để nhập một file văn bản hay hình ảnh (*.EPS, *.TIFF,...) vào file ảnh hiện hành, (photoshop không nhập file *.PSD).
File > Print (Ctrl+P)

In file hình ảnh ra máy in.

Thực hiện:


Mở file ảnh cần in. Chọn File > Print... (Ctrl+P) và xác định các tham số cho lệnh in.
Name: Chọn máy in cần in.
Properties: Xác lập các tham số cho máy in.
Number of copies: Xác lập số bản in.